Cách trưng bày bàn thờ gia tiên theo 3 miền
Dù giàu sang phú quý hay chỉ đơn giản là một người bình thường, dù ở miền Bắc hay miền Nam người dân Việt Nam vẫn luôn giữ tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên. Mỗi một gia đình luôn có riêng cho mình một bàn thờ để thờ cúng tổ tiên, điều đó thể hiện lòng hiếu kính với tổ tiên của gia chủ.
Tuy nhiên, dù chung một tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, nhưng với mỗi vùng miền lại có một cách trưng bày riêng biệt, mang đậm văn hóa và bản sắc của miền đó. Hôm nay hãy cùng Bàn Thờ Lộc Phát tìm hiểu xem cách bày trí của từng vùng miền nhé.
Đặc điểm bày trí bàn thờ gia tiên miền Bắc
Tùy theo từng hoàn cảnh gia chủ mà diện tích không gian thờ cúng có sự khác nhau. Thông thường, bàn thờ của miền Bắc chỉ có một cái giá gỗ treo trên cao.
Ở một số gia đình ngoại ô miền Bắc hoặc những gia đình có diện tích nhà rộng rãi lại thờ tủ gỗ hoặc tủ đựng chè. Đồ thờ miền Bắc cũng có những nguyên tắc riêng với từng loại.
Trên bàn thờ miền Bắc có 7 vật cơ bản:
- Khảm thờ - Ngai thờ
- Ảnh thờ
- Bát hương
- Đèn thái cực – Đèn lưỡng nghi
- Lọ hoa – Mâm bồng ngũ quả
- Chén nước
- Hoành phi – Câu đối
Đặc điểm bày trí bàn thờ gia tiên miền Trung
Do vị trí địa lý nằm giữa 2 miền Bắc – Nam nên tục thờ cúng miền Trung cũng có những sự hòa trộn trong văn hóa. Ví dụ, việc sắp xếp ly nước trên bàn thờ cũng có sự khác nhau. Một số địa phương sẽ theo phong tục Bắc bộ, khi thờ sẽ thờ 3 ly nước cúng. Trong khi đó, một số nơi lại đặt 2 ly, rượu và nước theo phong tục Nambộ, tượng trưng cho tinh hoa thanh khiết của đất trời.
Việc bày trí đồ thờ miền Trung lại không có sự khác biệt quá nhiều trong việc sắp xếp các vật phẩm so với hai miền còn lại.
Khu vực miền Trung là nơi có đất đai cằn cỗi, ít hoa quả, bởi khí hậu khắc nghiệt, thường có lũ lụt rất trong 3 miền. Vì vậy, trong những ngày lễ tết, mâm ngũ quả của miền Trung không quá câu neke về hình thức, chủ yếu sẽ cúng những loại quả đặc trưng, quan trọng là lòng thành tâm dâng kính.
Đặc điểm bày trí đồ thờ trên bàn thờ gia tiên ở miền Nam
Miền Nam từ xưa đã gọi chiếc bàn thờ là cái giường thờ. Cái tên này bắt nguồn từ tập tục cúng trên chiếc giường của ông bà cha mẹ khi người sống nằm.
Trước giường thờ là một chiếc bàn nhỏ, được phủ một lớp khăn vải đỏ gọi là bàn nghi hay bàn độc. Chiếc bàn gồm có bộ lư hưởng, bình bông, vùa hương bát nước (nay gọi là bát hương chén nước thờ).
Sau đó xuất hiện thêm tủ thờ, người miền nam lúc đầu vẫn sắp xếp bàn độc phía trong, thủ thờ phía ngoài.
Ngày nay, do không phải mọi gia đình đều có không gian thờ cúng lớn, nên một số chỉ để tủ thờ và không để bàn độc
Trên tủ thờ, đồ thờ miền Nam bao gồm những vật phẩm thờ cúng cơ bản như:
- Bộ tam sự (đỉnh đồng, đôi chân nến hoặc cặp hạc ngụ long quy)
- Bát nhang
- Mâm bồng
- Bình bông
- Chóe đại
- Kỷ chén
Ngoài ra có thể thêm tùy theo điều kiện gia đình. Về cơ bản, bộ tam sự thường xếp ở trong cùng. Tiếp đến, bát nhang ở chính giữa, bên trái là mâm ngũ quả, bên phải bình hoa thờ, giữa bát nhang là ba chung nước thờ, sau thêm cây đèn điện màu đỏ.Tuy nhiên, điểm đặc biệt nhất là, người miền Nam là thường dùng tranh kiếng trên vách bàn thờ, xếp trên hình ông bà tổ tiên.
Về bài trí, tủ thờ của một ngôi nhà truyền thống ở miền Nam sẽ nằm ở giữa phòng khách. Một bộ trường kỷ phía trước, hai bên là bộ ngựa. Khi nhà có khách tới chơi, chủ nhà sẽ mời khách ngủ ở hai bộ ngựa này.
Mọi thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ, Quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi qua website Bàn Thờ Lộc Phát hoặc liên hệ trực tiếp qua Hotline để được tư vấn và báo giá bàn thờ gỗ 2 tầng giá rẻ nhất hiện nay.